Điểm đến du lịch

Sự tích đền thờ thần Hoàng Làng thôn Diếc xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang

29/07/2015 00:00 1281 lượt xem

    Đến với thôn Diếc xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên,ai cũng cảm nhận được một địa danh mà thiên nhiên đã tạo hóa cho cảnh quan bởi chính sự hài hòa và phong thủy của núi rừng, sông suối và đồng ruộng nơi đây. Đứng trên cao quan sát xuống toàn cảnh, quả đồi Pom Chúa (nhân dân trong thôn gọi là mỏm đồi chúa) khoảng 2ha, như một mâm sôi tròn vành vạch với những mầu xanh ngút ngàn của cây Sồi, cây Vàng Tâm cổ thụ có tới hàng nghìn năm tuổi. Dưới chân đồi phía đông, dòng suối Sảo uốn mình nhẹ nhàng, róc rách cuộn chảy, ôm vòng eo quả đồi. Dưới chân đồi phía nam cánh đồng lúa nước bằng phẳng nhất xã Bạch Ngọc, diện tích khoảng gần 4 ha, mỗi năm cho hai vụ lúa bội thu. Đứng trên đỉnh đồi, nơi có lỗ hang với đường kính khoảng 80cm được thông xuống tới lòng suối, nhìn về hướng nam, là dòng suối Sảo đong đầy phù xa quanh năm bồi đắp cho đồng ruộng hai bên bờ, phía sau quả đồi là dãy núi Yên ngựa vững vàng, quả là phong thủy theo địa chí tiền – hậu.
Trên đỉnh quả đồi Pom Chúa hiện diện một ngôi đền đã có từ xa xưa, được nhân dân tôn tạo, dựng mới làm nhiều lần theo năm tháng, hiện nay đã được Công ty TNHH  Lương Xuân An – thành phố Hà Giang tâm linh, cung tiến xây dựng ngôi đền gồm 18m2 với 2 tầng 8 mái, nội thất đền với bàn điện thờ Thánh Sơn – Thần Địa để nhân dân hàng ngày dâng lễ, thắp hương, cầu cho nhân dân cả thôn, cả xã ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu, dân cường nước thịnh, quốc thái – dân an. Nhân dân cả thôn đã bao đời nay, coi đây là điểm tựa của tâm linh thờ Thần hoàng làng để tôn sùng bậc tiền nhân có công giúp dân tạo dựng cơ nghiệp và cuộc sống, và tiếp tục phù hộ độ trì cho nhân dân cả thôn ngày càng phát triển, sung túc.
     Câu chuyện được kết nối hiện thực hóa bắt đầu từ lời kể của các bậc cao niên có hơn 90 thập niên sinh sống tại mảnh đất này. Cách đây khoảng gần 600 năm, để tránh họa lũ lụt sảy ra thường xuyên, ông Lý Thanh Tòng cùng vợ và con gái 18 tuổi đưa 6 hộ gia đình dòng họ lý từ bản Pièn bên kia sông Lô( nay thuộc thôn làng Trần xã Đạo Đức) nhằm thẳng hương nam đi vào để tìm nơi hợp đất, cư ngụ trồng trọt và chăn nuôi. Đến thôn Bắc Diếc (nay thuộc thôn Diếc xã Bạch Ngọc) gia đình ông và 6 hộ cùng đi dừng chân nơi đây, khi thấy cảnh vật hiền hòa, sơn thủy hữu tình, muông thú phong phú. 7 ngôi nhà sàn được mọc lên êm ả thấp thoáng dưới tán cây cọ, cây vàng tâm, bên dòng suối Sảo ở chân đồi Pom Chúa. vợ chồng ông cùng các hộ gia đình bảo nhau ra sức khai khẩn đất hoang trồng lúa nương, ngô, sắn, săn bắt thú rừng. Do cuộc sống lao động vất vả, vợ chồng ông lý Thanh Tòng ốm đau liên miên, cô con gái độc nhất mặc dù đã đến tuổi lấy chồng, nhưng cô không lập gia đình, ở cùng cha mẹ để chăm sóc cơm cháo, thuốc thang hàng ngày. Mấy năm sau cha mẹ cô lần lượt từ rã cõi trần, cô cùng làng xóm chọn mảnh đất gò đồi bằng phẳng, chính hướng nam, đối diện với quả đồi Pom Chúa để làm nơi yên nghỉ cho cặp vợ chồng đoản mệnh có công lao đưa dân đi lập làng mới, và dựng bia đá ghi tạc công ơn bên đôi ngôi mộ của dòng họ Lý trong nỗi thương tiếc của dân làng và người con gái đơn côi. Ghi nhớ lời cha rặn trước lúc đi xa: “ bố mẹ chót đã đưa bà con rời làng cũ đến đây lập làng mới, chưa giúp bà con được việc gì thì tổ tiên đã đem đi. Con gái hãy thay bố mẹ làm cho được điều ân nghĩa mà bố mẹ chưa làm xong’’.
 
 
 
    Là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, sớm có đức tính tự lực và bản lĩnh mạnh mẽ. cô gái Lý Thị Tâm với tuổi 26, trên đầu quấn vành tang cha mẹ, ngày ngày dâng hương thờ phụng bậc sinh thành, ghi nhớ lời cha mẹ căn dặn, cô cùng các hộ gia đình bảo nhau tích cực lao động cải tạo đất đai, phát triển chăn nuôi, xây dựng cuộc sống.
    Công việc đầu tiên được cô và bà con quan tâm đó là khai khẩn đất đai, trồng lúa nước để tận dụng nguồn nước khí hậu và thổ nhưỡng mầu mỡ. Tại chân đồi hướng nam, sẵn có cánh rừng nguyên sinh bằng phẳng, xung quanh được dòng suối Sảo bao bọc uốn lượn hiền hòa. Cô hướng dẫn và cùng bà con nhân dân, chặt cây phát quang san mặt bằng và tạo thành từng lô đất vuông, chữ nhật, đắp bờ ngăn để giữ nước, cô sáng chế tạo ra cây cọn nước được làm từ tre, giang, quay đều đặn không nghỉ lấy nước từ suối Sảo đưa lên ruộng cao, nước từ ruộng cao được chia xuống các ruộng thấp. Mùa khô ít nước, nước suối thấp, nguồn nước được lấy bằng các ống cây vầu, cây mai xuyên thủng các mặt đốt chảy từ mạch nước nguồn trên đồi Pom Chúa xuống. những hạt thóc lúa nương trồng trên đồi, được vãi xuống ruộng nước, nảy mầm và lên cây, cô cùng bà con mừng lắm, lúa được nhân rộng lên cả bãi rộng lớn, do chất đất tốt nhờ phù sa của dòng suối Sảo bồi đắp và đất mầu của đồi Pom Chúa chảy xuống trong những trận mưa rào, vì vậy lúa lớn nhanh và cho mùa vàng trĩu hạt. Sau hai vụ trồng thấy lúa được gieo xuống ruộng nước mọc không đều và hạt lúa bị hỏng nhiều, cô cùng bà con nghĩ ra cách làm mặt ruộng nhuyễn bùn, không ngập nước, rắc đều hạt lúa lên mặt bùn, hạt lúa mọc lên đều thành cây mạ, cao 20cm, nhổ lên cấy đều xuống ruộng nước đã được làm đất kỹ, lúa nương trồng trên khô được thuần hóa thành lúa nước, việc gieo mạ cấy lúa đã thành công, trước những vụ thu hoạch bội thu trên cánh đồng Cốc Lằm. Chỉ sau ba năm làm ruộng, trồng lúa nước, các hộ gia đình đã no đủ, không phải lo chỉ có thu 1 vụ lúa nương sau dài ngày chăm sóc như trước, không còn cảnh lúc hết thóc – gạo phải sống nhờ củ - quả - lá trên rừng như trước. Có lương thực từ lúa – gạo, củ khoai, củ sắn, củ rong diềng, cô hướng dẫn nhân dân thuần hóa các động vật trên rừng, để trở thành các vật nuôi tại gia đình như trâu, bò, làm sức kéo, cày – bừa ruộng lúa nước, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, chó, mèo tạo cho cuộc sống thêm sinh động gần gũi giữa con người với thiên nhiên đồng thời có nguồn phân chăm bón cây trồng, ruộng lúa và là nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tự cung – tự cấp của bà con. Trước cửa các nhà sàn của từng hộ gia đình, cô hướng dẫn bà con đào các hố to rộng lấy nguồn nước từ suối về bắt các loại cá con như cá bống, cá chép, cá khầu ở suối thả vào tạo cảnh quan sơn thủy – hữu tình và làm nguồn thực phẩm tại chỗ phục vụ cuộc sống.

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập