Tin địa phương

Xã Quảng Ngần còn khó khăn trong phát triển kinh tế

16/10/2020 02:35 66 lượt xem

Xã Quảng Ngần có trên 530 hộ gia đình, với 8 thôn bản, trong đó có 3 thôn vùng thấp, 5 thôn vùng cao gồm: Bản Chang, Khuổi Hóp, Nặm Chang, Nặm Ngạn và thôn Nặm Thăn, chủ yếu là dân tộc Dao sinh sống, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, giao thông đi lại và cơ giới hóa trong lao động sản xuất còn nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở xã còn chiếm gần 60 %.

      Toàn xã có 193 ha ruộng lúa, trong đó có 142 ha diện tích một vụ. Phần lớn không áp dụng được cơ giới hóa trong lao động sản xuất, nhưng được bà con trồng cấy bằng các loại giống lúa lai và chăm sóc đầy đủ, nên sản lượng hàng năm đạt 1.400 tấn đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho toàn xã. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc trên 6.300 con, bình quân mỗi nhà có trên 10 con gia súc, và trên 40 con gia cầm trên hộ, bằng hình thức bán chăn thả, chủ yếu là tự cung tự cấp trong gia đình là chính, dẫn đến thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 19 triệu đồng trên người, trên năm. Bà Đặng Thị Xệp, thôn Nặm Thăn, xã Quảng Ngần tâm sự: Nhà tôi cũng có nhiều ruộng, nhưng toàn ruộng bậc thang, đi lại thì vất vả lắm, từ quốc đất, đắp bờ, cày bừa, gặt hái đều làm bằng thủ công hết, mỗi năm cũng chỉ làm đủ thóc, lúa ăn thôi. Ngoài cây lúa còn có cây chè và chăn nuôi, mỗi năm cho thu khoảng 10 triệu đồng, nên còn khó khăn lắm.

 Bà con thôn Nặm Thăn xã Quảng Ngần đang  hái chè

     Với các thôn vùng cao thế mạnh lớn nhất trong phát triển kinh tế là cây chè và thảo quả, với tổng diện tích trên 466 ha, mỗi năm cũng cho thu trên 6 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ có thu nhập từ chè, thảo quả  hơn 10 triệu đồng một năm, một con số không cao. Vì cây chè, thảo quả được gieo trồng trên các đồi, núi cao hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên sản lượng còn đạt thấp, riêng với cây thảo quả thường xuyên mất mùa, ngược lại năm được mùa lại mất giá. Ông Dương Văn Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ngần Cho biết: Đối với xã Quảng Ngần chúng tôi đến thời điểm này có gần 60% hộ ngèo, cận nghèo. Với các thôn vùng cao chủ yếu là đường đất, không có điện lưới, nên rất khó khăn trong phát triển kinh tế, phần lớn là ruộng bậc thang một vụ, không áp dụng được cơ giới hóa. Ngoài ra cây chè, thảo quả trên các đồi núi cao cũng hoàn toàn phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, thị trường năm được, năm mất. Nên xã chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo bà con phát huy lợi thế của các thôn, để  phát triển chăn nuôi lợn, dê và trâu.

        Xuất phát từ thu nhập thấp, trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và các cơ sở hạ tầng ở xã vùng cao Quảng Ngần là rất khó khăn, vì dân cư thưa thớt không tập chung, nên việc đưa điện lưới quốc gia tới các hộ gia đình, cũng như làm đường bê tông, thủy lợi, hội trường thôn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố với các thôn vùng cao. Đó là những khó khăn, trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã vùng cao Quảng Ngần trong những năm tới./.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập