Chính trị

Sức mạnh từ phong trào thi đua yêu nước

10/01/2023 08:12 43 lượt xem

         Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, phong trào thi đua yêu nước được các cấp ủy Ðảng, chính quyền ở huyện Vị Xuyên quan tâm chỉ đạo. Qua đó, phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và mang lại hiệu quả, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong huyện hăng hái thi đua, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Sức mạnh từ phong trào thi đua yêu nước
Thị trấn Vị Xuyên nhìn từ trên cao.

           Xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua yêu nước, trong những năm qua, huyện Vị Xuyên đã phát động và triển khai nhiều đổi mới trong việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, chương trình, kế hoạch về phát động phong trào thi đua đến các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, có 13/15 chỉ tiêu tỉnh giao đạt và vượt KH, 41/47 chỉ tiêu cấp huyện đạt và vượt KH. Tình hình kinh tế tăng trưởng, phát triển khá: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 18.000 ha, tăng 228,4ha so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt trên 58.480 tấn, tăng 726 tấn so với 2021. Đàn vật nuôi phát triển ổn định, được tiêm vắc xin đầy đủ, không sảy ra dịch bệnh. Trong năm toàn huyện trồng mới được trên 1.000ha rừng các loại; Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 2.120 tỷ đồng, đạt 100%KH, tăng 14,6%. Giá trị thương mại ước đạt 1.641,2 tỷ đồng, đạt 100%KH. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn được 1.158,2 tỷ đồng, đạt 126% dự toán tỉnh giao, trong đó thu Thuế và phí là 259,2 tỷ đồng, đạt 107,8% KH; Cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng tương đối đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 28,74%, giảm 4,83% so với cùng kỳ, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng. Tình hình ANCT-TTATXH, an ninh biên giới ổn định, giữ vững. Ông Lưu Bách Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Vị Xuyên cho biết:  Xác định thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, ngoài việc tăng cường công tác quản lý, đôn đốc các nguồn thu, khai thác các nguồn thu phát sinh, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế theo quy định. Chúng tôi, còn tích cực phát động các phong trào thi đua đến các đội thuế, cán bộ công chức, viên chức người lao động trong Chi cục. Nhờ đó, thu ngân sách trên địa bàn huyện Vị Xuyên vượt 18 tỷ đồng so với dự toán.

Nông dân xã Việt Lâm thu hoạch lúa bằng Máy gặt đập liên hoàn.

          Trong lĩnh vực nông nghiệp Vị Xuyên phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, chăn nuôi theo hướng hàng hóa tiếp tục được huyện quan tâm, chú trọng thông qua một số chương trình như: Chương trình 135, Đề án nửa triệu con đại gia súc, … Hiện, trên địa bàn huyện có tổng đàn trâu, bò là 26.368 con; tổng đàn lợn 117.930 con; tổng đàn gia cầm là 816.245 con; tổng đàn dê là 12.043 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 438.52 ha, hiện có 50 lồng cá/3.919,94 m3 cá lồng nuôi trồng.Trong năm, huyện đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 18.028,8 ha, tăng  1,28% bằng 228,4 ha so với năm 2021; Duy trì diện tích cây chè Shan tuyết đang có là 2.743 ha, Duy trì diện tích cây thảo quả đang có là 2.858,5 ha; Triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững cây Cam Sành; Phương án trồng rau chuyên canh theo chuỗi giá trị ; Kế hoạch phát triển cây dược liệu (Phương án trồng cây Khôi nhung; Phương án trồng cây gai xanh). Bằng những phong trào thi đua thiết thực đã góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện Vị Xuyên, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, bám sát, thi đua thực hiện tốt các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án của tỉnh, của huyện đã ban hành, nhất là cụ thể hóa “3 khâu đột phá và 5 chương trình trọng tâm”, 3 chương trình mục tiêu quốc gia… nhờ đó mà kết quả đã toàn diện, nổi bật, đưa Vị Xuyên phát triển nhanh và bền vững. Từ  đó,  đã có nhiều tập thể, cá nhân là những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tiêu biểu như: HTX Cát Lý thôn Mịch B, xã Thuận Hòa,  Mô hình chăn nuôi bò thịt: Thu nhập đạt 1,2 tỷ đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động, với thu nhập bình quân từ 6-9 triệu đồng/người/tháng. Mô hình của anh  Lý Đức Dân chế biến chè, chăn nuôi (lợn, gà): Thu nhập trên 350 triệu đồng; Giải quyết việc làm thường xuyên cho 05 lao động với thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng.Mô hình Nguyễn Xuân Tiếnkhởi nghiệp từ vườn dưa 4.0 với diện tích trên 3.000m2. Mô hình trồng nho đen không hạt của chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh xã Phương Tiến.Anh Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc HTX Thanh niên Phương Tiến, Vị Xuyên chia sẻ: Xuất phát ý tưởng thực tiễn đó là: thực phẩm sạch chưa đủ cung ứng cho thị trường và sản phẩm làm ra của nông dân còn bấp bênh, chất lượng chưa được tốt, từ đó những thanh niên trẻ bên hợp tác xã chúng tôi đã quyết định thành lập HTX Thanh niên để sản xuất nền nông nghiệp sạch để phục vụ thị trường. Hiện tại HTX chúng tôi đang tạo việc làm cho 3-4 lao động. Thời gian tới, chúng tôi muốn mở rộng thêm từ 5.000-6.000m2 nhà lưới.

Diện tích nhà lưới của HTX Thanh niên Phương Tiến.

         Chương trình Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 đã tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất rộng khắp trong toàn huyện. Từ đó, giúp các hộ thay đổi tập quán canh tác vườn hộ để góp phần phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Tổng số thực hiện cải tạo vườn tạp trong năm 2022 là có 443 hộ đăng kí thực hiện với diện tích 307.943 m2 và tổng số vốn đã giải ngân là 13 tỷ 060 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Toản, tổ 11 thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên cho hay: Trước đây vườn của gia đình trồng một số cây nhưng hiệu quả kinh tế thấp, vợ chồng tôi quyết định cải tạo chuyển sang trồng cây bí, mướp. Tôi thấy trồng và chăm sóc cây mướp tương đối dễ. Ngoài việc ủ phân bón, cho phân đúng thời kỳ tăng trưởng để có quả mướp dài, tôi thường xuyên cắt tỉa lá, quả nhỏ.

Diện tích Bí xanh và Mướp của Anh Nguyễn Văn Toản, tổ 11 thị trấn Việt Lâm.

          Kết cấu hạ tầng được đầu tư, hoàn thiện, từng bước huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phát triển để thực hiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng động lực, phát triển kinh tế biên mậu. Thực hiện chỉnh trang đô thị, hành lang giao thông, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; hoàn thiện và đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn. Đến nay, tỷ lệ thôn có đường ôtô đến trung tâm đạt 98,46%. Hệ thống điện lưới quốc gia tiếp tục được đầu tư, Tỷ lệ hộ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%. Huy động xã hội hóa xây dựng 58 công trình các loại tổng giá trị hơn 19 tỷ 700 triệu như cầu, điểm trường, đã giúp thay đổi diện mạo nông thôn và thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao. Đặc biệt trong xây dựng NTM huyện đã cung ứng được 7.147 tấn xi măng cho các xã, cứng hóa hơn 54km đường các loại, đạt 100% KH. Trong đó, nổi bật là tuyến đường kiểu mẫu sáng xanh, sạch đẹp với tổng chiều dài là gần 16 km, nhiều tuyến đường đẹp điển hình tuyến đường kiểu mẫu xã Tùng Bá, thị trấn Việt Lâm, xã Phong Quang. Chị Tráng Thị Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Quang cho biết: Chính quyền UBND xã Phong Quang đã cụ thể hóa, phát động tuyến đường kiểu mẫu xã được 1,5km. Huy động các ngành và toàn thể nhân dân trồng hoa 2 bên đường trong đó chúng tôi trồng được 3.000 cây hoa dã quỳ và 1.200 cây hoa ngũ sắc, lắp đặt 42 bóng đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng toàn bộ tuyến đường, tổ chức cắm 17 pano tuyên truyền 8 biển chỉ dẫn trên tuyến đường kiểu mẫu tất cả bằng nguồn xã hội hóa với số tiền là 185 triệu đồng. Từ đó, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn thể cán bộ, nhân dân tạo nên một tuyến đường sáng xanh sạch đẹp thu hút khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.

Du khách chụp ảnh tại tuyến đường kiểu mẫu xã Phong Quang.

         Song song với đó, phong trào thi đua trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dụcthể thao,thông tin, truyền thông cũng đã thu được những thành quả rất quan trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đẩy mạnh, phát triển cả về quy mô và chất lượng, tạo nên sân chơi lành mạnh cho mọi tầng lớp Nhân dân. Trong năm huyện đã tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp huyện lần thứ VII và ngày hội VH các dân tộc, tham gia Đại hội TDTT tỉnh và đạt được giải Nhì toàn đoàn.Qua đó, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Mặt khác, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09 của BTV Tỉnh ủy và Nghị quyết số 27 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Toàn bộ hệ thống chính trị huyện Vị Xuyên vào cuộc quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ trong việc đẩy nhanh quá trình xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong đời sống bà con dân tộc thiểu số gắn với việc phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Ông Giàng Mý Páo, thôn Suối Đồng, thị trấn Việt Lâm vui vẻ nói: Xác định rõ để thay đổi tập quán của người dân trên địa bàn thì vấn đề cốt lõi đó là làm sao để từng bước nâng cao nhận thức, tư tưởng của đồng bào. Chính vì vậy, tôi đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, giúp đồng bào hiểu rõ những mặt trái của các hủ tục, tập quán lạc hậu, từ đó dần xóa bỏ, bài trừ các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp tiến tới xây dựng cuộc sống văn minh. 

Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại trường THCS Ngọc Minh.

        Đối với lĩnh vực giáo dục thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Phong trào “Đoàn kết, giữ gìn kỷ cương, tình thương trách nhiệm, duy trì sỹ số, nâng cao chất lượng giáo dục”; phong trào “Dạy tốt, học tốt”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…, công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện từng bước được đổi mới và thực hiện toàn diện, cơ sở vật chất được đầu tư và chuẩn hóa. Mạng lưới trường lớp học tiếp tục được củng cố. Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục các bậc học. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 96,1% (Tăng 1,41% so với năm 2021); tỷ  lệ học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THCS đứng trong tốp đầu của tỉnh; bậc Tiểu học đứng thứ 3 toàn tỉnh. Trong năm huyện đã tổ chức Lễ công bố 05 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện lên 36 trường. Tổ chức thành công các hoạt động và ngày lễ chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) cùng với đó, kêu gọi nguồn xã hội hóa để đầu tư cơ sở, vật chất, hạ tầng cho các trường trên địa bàn được trên 11 tỷ đồng.

Người dân được tiêm Vắc xin phòng Covid – 19 tại các xã, thị trấn.

        Đối với sự nghiệp y tế, đã thu được những kết quả cao. Duy trì và nâng cao bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tổ chức khám chữa bệnh cho trên 120.554 lượt người, tiến hành điều trị nội trú cho 11.438 lượt người. Trong năm tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được khống chế, nhân dân được tiêm đầy đủ vắc xin kịp thời đạt trên 95% trở lên. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh ăn uống. Tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống đối với 799 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh trên 94%.

       Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được tổ chức có hiệu quả, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động được sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp. Số hộ nghèo rà soát năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,74%, giảm 4,82% so với năm 2022. Triển khai phong trào “Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam”  với tổng số tiền là 283 triệu đồng; trao tặng tổng số 5.154 suất quà, trị giá 3,358 tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho 672 hộ/2.662 khẩu/39.930 tấn gạo. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm giải quyết việc làm cho 5.124 lao động. Hoàn thành thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 1953 (giai đoạn 3) là 132 nhà. Với tổng kinh phí là 7.510 triệu đồng, tổng số ngày công hỗ trợ là 5.462 ngày công, xã hội hóa được 346 triệu đồng.Lũy kế từ năm 2019 đến nay toàn huyện đã xây dựng được 697 nhà 1953, tổng giá trị là 61 tỷ 633 triệu đồng.

Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh – Xã hội và lãnh đạo huyện Vị Xuyên kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở theo Quyết định 1953 tại xã Linh Hồ.

         Trên lĩnh vực cải cách hành chính tiếp tục đẩy mạnh thi đua cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; tăng cường xử lý ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Đến thời điểm này, 100% cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số trong ban hành văn bản điện tử, 98% khối lượng văn bản được phát hành dưới dạng điện tử. Tổ chức triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến 24 xã, thị trấn trong huyện, tạo thành một hệ thống liên thông từ tỉnh, huyện, xã. Hiện toàn huyện giải quyết được 6.425 hồ sơ trên phần mềm hệ thống điện tử, đối với cấp xã, thị trấn giải quyết 21.005 hồ sơ. Trang Thông tin Điện tử huyện đăng tải được 971 tin, bài; 2.148 ảnh; 583 văn bản. Năm 2022, Cán bộ, Đảng viên, người lao động trên địa bàn tích cực tham gia cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và cuộc thi trắc nghiệm chuyển đổi số. Kết quả, huyện Vị Xuyên được Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh trao giải nhất cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số. Ông Thiều Văn Bốn,  Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vị Xuyên cho biết thêm: Để cuộc thi lan tỏa rộng rãi chúng tôi tích cực triển khai cuộc thi tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các Chi bộ tổ, thôn. Qua cuộc thi giúp cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân hình dung được lộ trình chuyển đổi số của tỉnh nắm được mục tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh đang triển khai. Đây là nội dung quan trọng trong công tác điều hành, chỉ đạo, quản lý tại địa phương, đặc biệt là trong công tác phát triển kinh tế xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Gia Long trao giải nhất cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số cho huyện Vị Xuyên.

         Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, các di tích cấp Quốc gia được đầu tư trùng tu, tôn tạo; công tác phát triển văn hóa du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng được quan tâm.Năm 2022,huyện Vị Xuyên phối hợp tổ chức thành công chương trình “Khúc tráng ca hòa bình” tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp đón hàng trăm đoàn khách, hàng nghìn lượt người tới du lịch, thăm viếng các địa danh, di tích lịch sử, kêu gọi, phối hợp trao hơn 2.000 xuất quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo.

         Cùng với các phong trào thi đua trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục huyện Vị Xuyên phát động nhiều phong trào thi đua như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Thi đua thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang”; “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức huyện Vị Xuyên thi đua thực hiện văn hóa công sở”.Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 năm ngày thành lập huyện Vị Xuyên (01/01/1833 - 01/01/2023) được đẩy mạnh. Đến nay, có  23 nhà văn hóa thôn và tổ dân phố của 23/24 xã thị trấn tham gia thực hiện nhà Văn hoá kiểu mẫu.  24/24 xã, thị trấn tham gia thi tuyến đường kiểu mẫu.Cùng với đó, đã hoàn thành 3 công trình cấp huyện trị giá 1,2 tỷ đồng và 25 công trình cấp xã, thị trấn trong xây dựng điểm trường, cầu. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chào mừng kỷ niệm diễn ra sôi nổi tạo khí thế thi đua rộng khắp. Bà Nguyễn Thị Hiến, tổ 6, thị trấn Việt Lâm chia sẻ: Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 thành lập huyện Vị Xuyên, chúng tôi tích cực hưởng ứng cuộc thi xây dựng nhà văn hóa kiểu mẫu bằng việc huy động mọi nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân để đầu tư mua sắm, sửa chữa, nâng cấp các thiết chế văn hóa, dụng cụ thể thao; Đến đây ai cũng có chỗ vui chơi, giải trí, người yêu thích văn nghệ, thể dục thể thao có nơi luyện tập với đầy đủ các trang thiết bị giúp cho cuộc sống mỗi người đều thêm ý nghĩa, hạnh phúc hơn.

Nhà văn hóa kiểu mẫu tổ 6, thị trấn Việt Lâm.

        Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng tiếp tục duy trì và hoạt động hiệu quả các mô hình tự quản về an ninh trật tự, thực hiện tốt công tác bám, nắm địa bàn, nắm bắt tình hình liên quan đến an ninh chính trị, an ninh tôn giáo; tổ chức tuyên truyền thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh địa phương. Chủ động lập kế hoạch công tác tuyển quân, đồng thời, trong quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng được giao.LLVT tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tham gia chương trình xây dựng NTM, chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn....

        Các phong trào thi đua trên lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được huyện Vị Xuyên chú trọng, tích cực đổi mới tổ chức các phong trào thi đua với nhiều hình thức, nội dung thiết thực, hướng vào thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chỉ thị 05/CT-TƯ của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Năm 2022, huyện Vị Xuyên đạt giải 3 phong trào thi đua toàn tỉnh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Những kết quả trên là động lực quan trọng để phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện tiếp tục lan tỏa sâu rộng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương./.

Thu Biên – Ngọc Thơ- Quỳnh Anh

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập