Văn hóa - Xã hội

Tiếng nói thầy mo bằng kho thuốc quý

29/08/2023 08:21 139 lượt xem

     Nói đến những hủ tục lạc hậu, trong đồng bào các dân tộc thiểu số, hay đa số, ở các vùng, miền đều có, và nói đến hủ tục lạc hậu, thường gắn với thế giới tâm linh, hay ma quỷ… Tuy chưa có bằng chứng nào về ma quỷ, làm gì và như thế nào. Nhưng nói đến thế giới, tai không nghe, mắt không thấy đó, lại được nhiều người bàn tán rất sôi nổi và tin là có thật. Từ đó mới sinh ra các thầy để giải tỏa và chữa trị.

Tiếng nói thầy mo bằng kho thuốc quý
Đám ma của dân tộc Tày huyện Vị Xuyên, nay chỉ được tổ chức trong 2 ngày

     Nên các thầy cúng, thầy tạo, thầy bói trong các bản, làng được mọi người rất kính trọng. Đặc biệt những năm trước đây, khi lĩnh vực y tế chưa phát triển, thì các thầy cúng, thầy bói, thầy tạo được đứng trong tốp một hai, để cứu chữa những khó khăn trong cuộc sống. Những gia đình có người bệnh tật, ốm đau, nghèo khổ hay có người chết, thì phải tìm đến các thầy cúng, thầy tạo và  nói những lời đường mật là: Trăm sự nhờ thầy giúp đỡ… Từ những kính trọng, tin tưởng đó, một số thầy cúng, thầy bói đã lạm dụng chức quyền của mình, để phán ra nhiều điều tốt, sấu buộc các gia chủ phải làm theo như: Việc xem tuổi để kết hôn, bệnh tật, khó khăn, đều tin có ma làm. Hay người chết vào ngày sấu, giờ sấu, không chôn cất được, dẫn đến việc  kéo dài thời gian, giết mổ nhiều gia súc, gia cầm. Kéo dài nhiều ngày, với mục đích để tính thêm nhiều tiền, của từ gia chủ…Nên nhiều nhà khó khăn, sau một đám ma lại càng khó khăn hơn…Tuy hiện nay, các hủ tục lạc hậu đó, đã có nhiều tiến triển, nhưng chưa bao giờ hết được. Hiện vẫn còn rất nhiều người tin vào các thầy bói, thầy mo để cúng bái chữa bệnh, giải hạn, cầu may, xem tuổi trong việc dựng vợ, gả chồng cho con cháu…Tuy ở ngay thị trấn Vị Xuyên, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Hồng, năm nào cũng đi xem bói, rồi tiến hành gải hạn cầu may cho gia đình. Bà Hồng tâm sự: Gia đình nhà tôi, cũng thường xuyên đi xem bói đầu năm, đi xem thầy nói như thế nào, về mình cúng phải làm theo, không làm thì không yên tâm, làm để cầu mong cho toàn thể gia đình khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, trong công việc, trong cuộc sống. Mỗi lần làm cả tiền mua đồ lễ và tiền công cho thầy, có lần 8 đến 9 triệu đồng, có lần 14 đến 15 triệu đồng,  tùy theo từng thầy.

Dân tộc Mông, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên người chết đã cho vào quan tài nhiều năm nay

      Nhưng nổi bật trong việc hưởng ứng, bài trừ các thủ tục lạc hậu của Chỉ thị 09 của BTV tỉnh Hà Giang, Nghị quyết số 27 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã đề ra. Có một thầy tạo trẻ ở huyện Vị Xuyên, đã chấp hành theo Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh, vừa làm thầy tạo, vừa tuyên truyền vận động nhân dân một cách rất khoa học, giúp nhiều người hạn chế việc mê tín dị đoan. Đó là anh Hoàng Văn Hạnh, dân tộc Tày, ở thôn Nặm Đăm, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên. Là đời thứ 8 làm thầy, tuy mới 32 tuổi, nhưng anh đã làm thầy hơn 10 năm nay. Công việc thầy tạo là phải tiếp súc với hương khói, âm thanh trống, kèn và những tiếng khóc thương tâm. Có lẽ những âm thanh đó, không đáng sợ bằng những thi thể chết, vì những căn bệnh lây truyền, hay đuối nước lâu ngày và những vụ tai nạn giao thông, hình hài không còn nguyên vẹn…Cùng với những ngày nắng nóng, mưa rét, trong các bản làng, đường xá, bùn đất lầy lội, đi lại khó khăn. Những hình ảnh đó, làm cho nhiều người rất ngại, không còn muốn đến nhà đám… Nhưng với thầy Hạnh, không phân biệt giàu nghèo hay khó khăn. Với ông tất cả vì cái tâm, lo hậu sự cho người đã khuất. Đặc biệt là với các thi thể mắc bệnh lây truyền, thầy đều tư vấn cho gia đình, phải chôn cất ngay, không vì lý do ngày, giờ. Nên nhiều người sau chết, chỉ vài tiếng đồng hồ, đã được gia đình chôn cất xong, rồi mới tiến hành làm đám sau. Với thầy tạo trẻ thuộc thế hệ 9x này, là phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, làm nhanh, gọn không tin vào những ngày tốt, xấu để chôn cất, không tin vào những gì tai không nghe, mắt không thấy. Đó là những tiêu chí hàng đầu của thầy Hạnh. Còn với người ốm đau, bệnh tật đến bói toán, cũng được thầy tư vấn một cách rất khoa học. Ông: Hoàng Văn Hạnh, thầy tạo, thôn Nặm Đăm, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tâm sự: Tôi là thầy tạo, thường xuyên phải đi làm rất nhiều đám ở mọi nơi, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều tầng lớp, trong đó nhiều người còn mê tin lắm: Ốm đau, bệnh tật như trẻ ốm sốt, viêm A, người già huyết áp, tiểu đường, đau ruột thừa cũng tin có ma làm, rồi đi cúng bói. Những trường hợp đó tôi cũng phải tư vấn cho họ đó không phải ma làm, nên đi  bệnh viện khám xét và tiêm, uống thuốc thì mới khỏi được. Còn với những người chết vì những căn bệnh lây truyền, chúng tôi đi làm cũng rất lo sợ, nhưng vì công việc không dám từ chối, nên mình phải tư vấn cho gia đình là chôn cất ngay, rồi đám ma sau.

     Từ tiếng nói và cách làm của thầy Hạnh, đã giúp nhiều người giảm bớt việc mê tín dị đoan. Còn việc cúng và lễ, là theo phong tục tập quán từ xưa để lại, cầu mong những điều hay, ý đẹp mang tính giáo dục mọi người, biết kính trọng lễ phép, thờ cúng tổ tiên.  Đến nay, thầy đã bỏ đi những gì không cần thiết, phát huy những cái hay, cái đẹp, để cùng xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt không mặc cả về tiền nong, vật chất trong quá trình làm đám, mà chấp hành theo quy ước của thôn, xã. Hiện nay với một đám ma, trong 2 ngày, thầy chỉ nhận được 4 triệu đến 4 triệu 500 nghìn đồng, trong đó có 4 người cùng làm. Điều đó, thầy Hoàng Văn Hạnh, đã được nhiều người biết đến và thường xuyên mời đón, không chỉ riêng với bản, làng nơi mình sinh sống, mà các xã, các huyện khác từ xa đều tìm đến thầy tạo trẻ Hoàng Văn Hạnh, ở thôn Nặm Đặm, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên…Ông Vương Văn Phủ, thôn Nà Trà, xã Linh Hồ huyện Vị Xuyên, là người thường xuyên đến nhờ thầy Hạnh làm lễ cho gia đình. Ông Phủ chia sẻ: Tôi rất thích cách làm việc của thầy Hạnh như: Trẻ trung, nhanh nhẹn và tháo vát, cái gì không biết thầy nói thẳng, nói thật với gia đình. Ngoài việc cúng thầy còn tư vấn về một số bệnh, được điều trị bằng những cây thuốc nam, hay động viên người bệnh và gia đình phải đi bệnh viện, chữa trị bằng các loại thuốc và thiết bị hiện đại thì mới khỏi được, việc cúng chỉ giải quyết tư tưởng, là phụ thôi.  Còn về tiền nong thầy không mặc cả, tùy hảo tâm gia đình cho.

Hỏa thiêu người chết của dân tộc Dao huyện Vị Xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn

       Theo quan niệm dân gian của đồng bào các dân tộc ở mỗi vùng miền, bất cứ làm một công việc to, nhỏ nào đó như: Đám cưới, đám ma, kết hôn, xây dựng nhà cửa, đến một số công việc nhỏ lặt vặt trong gia đình như: Phát triển chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng các công trình phụ, ốm đau, bệnh tật, khó khăn hoạn nạn, thì đều phải nhờ vào các thầy cúng, thầy bói xem ngày giờ, xem hợp tuổi nhau không, rồi mới thực hiện. Trong đó có nhiều công việc lẽ ra phải được thực hiện ngay, hay theo mùa vụ, thời gian, hay nhiều cặp đôi, lẽ ra nên vợ, thành chồng với nhau. Nhưng vì theo các thầy cúng, thầy bói thì không thể thực hiện được, nên nhiều người đã phải bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp, để ôm lấy những cái sui xẻo trong công việc và cuộc sống. Đó cũng là những hủ tục lạc hậu, là rào cản lớn ảnh hưởng đến sự phát triển đi lên của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội, nên cần được xóa bỏ..

        Hiện nay, trên địa bàn huyện Vị Xuyên có 261 thôn, bản, tổ dân phố và bình quân mỗi thôn bản có hàng chục thầy tạo, thầy cúng, thầy bói. Đây là đội ngũ đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đời sống tinh thần của bà con các dân tộc. Những hủ tục lạc hậu, có thể xóa bỏ được hay không, có phần quan trọng của những người này. Nên Chỉ thị, Nghị quyết của BTV, BCH Đảng bộ tỉnh Hà giang, về bài trừ các hủ tục lạc hậu, được coi như nắng hạn, gặp mưa. Trong 2 năm qua, huyện Vị Xuyên, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bài trừ các hủ tục lạc hậu cho các tầng lớp nhân dân, bằng nhiều hình thức như: Trong các buổi họp làng, xã, qua các hội nghị, hội thi các cấp, các ngành…Điều này, sẽ khẳng định, các hủ tục lạc hậu trong mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc, sẽ dần được đẩy lùi, góp phần xây dựng đời sống văn minh tiến bộ.

Vi Quyền

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập