Kinh tế

Vị Xuyên nâng cao giá trị cây chè

14/09/2016 00:00 105 lượt xem

Xác định cây chè là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế. Do vậy, thời gian qua, huyện Vị Xuyên đã có nhiều chính sách, khuyến khích hỗ trợ người dân trong việc đầu tư, mở rộng diện tích, cũng như nâng cấp, cải tạo và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chè. Qua đó, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè, tạo hướng phát triển bền vững cho cây trồng có giá trị kinh tế cao này

      Hiện nay, Huyện Vị Xuyên hiện có 3.544 ha chè, trong đó, diện tích chè cho thu hoạch là 3.376 ha, diện tích chè trồng mới đang trong thời kỳ chăm bón là 168 ha, năng suất bình quân ước đạt trên 50 tạ/ha. Được chia thành 2 vùng chè chính, là chè vùng cao chiếm 75% tổng diện tích, tập trung ở các xã như Cao Bồ, Thượng Sơn, Lao Chải, Xín Chải... và chè vùng thấp chiếm 25% tổng diện tích, tập trung tại các xã: Trung Thành, Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm... Nhận thấy rõ những lợi ích kinh tế mà cây chè mang lại và coi đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của nhiều gia đình. Từ nhiều năm nay, huyện Vị Xuyên đã tích cực việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong trồng, chăm sóc và chế biến chè nên sản phẩm được các thương lái trên thị trường ưa chuộng.

      Để phát triển bền vững cho cây trồng có giá trị kinh tế cao này, trong thời gian qua ngành Nông nghiệp, đã có nhiều chính sách hiệu quả như: thực hiện quy hoạch, phát triển vùng sản xuất chè, khuyến khích, hỗ trợ về nguồn vốn, giống, khoa học kỹ thuật để người dân áp dụng vào canh tác, sản xuất và chế biến chè nhằm tăng năng suất, sản lượng và đáp ứng được với yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thực hiện tốt mối liên hệ 4 nhà để phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các công ty, doanh nghiệp chế biến chè tại các địa phương. Cùng với đó, huyện tiếp tục rà soát lại quy hoạch để xây dựng và phát triển vùng chè an toàn. Trong đó, là tập trung củng cố và đầu tư vùng nguyên liệu chè, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, đốn, hái... để vừa có năng suất cao, vừa có chè chất lượng tốt. Mục tiêu  hướng đến các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo mối liên kết người trồng chè- cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao giá trị cho cây chè, giúp bà con nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu góp phần vào mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện nhà. 


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập