Kinh tế

Vị Xuyên phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

06/03/2021 03:03 84 lượt xem

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Vị Xuyên đã tập trung triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

               Huyện Vị Xuyên có diện tích đất lâm nghiệp gần 104.000 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm trên 54.700 ha, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế từ rừng. Hiện nay, huyện có gần 12.000 ha diện tích rừng sản xuất đã trồng, hàng năm cho khai thác trung bình từ 200 – 300 ha, có 12.000 hộ gia đình sống bằng nghề rừng, lợi nhuận thu được sau khai thác đạt 45 – 50 triệu/ha. Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện nêu rõ một số mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025 như: Khai thác rừng trồng sản xuất chiếm 8,3% tổng diện tích rừng trồng toàn huyện; trồng mới rừng sản xuất và trồng rừng sau khai thác 5.000 ha; đến năm 2025, có 33,5 % diện tích rừng trồng sản xuất được áp dụng kỹ thuật thâm canh trong tổng diện tích rừng trồng sản xuất trong toàn huyện; duy trì ổn định độ che phủ rừng toàn huyện đạt 70,5 % trở lên; thực hiện trồng dược liệu, lâm sản phụ dưới tán rừng chiếm 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất toàn huyện.

 Người dân chăm sóc diện tích cây Keo tại xã Ngọc Linh.

Để đạt được các mục tiêu trên, huyện Vị Xuyên sẽ huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, chung tay thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Đưa các loại giống tốt, giống chất lượng cao vào trồng rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Áp dụng các biện pháp, kỹ thuật canh tác rừng tiên tiến trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác rừng. Làm tốt công tác quy hoạch, phân vùng sản xuất các loại cây lâm nghiệp, vùng nguyên liệu. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất tạo ra chuỗi giá trị từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản. Huy động và lồng ghép các nguồn vốn theo hướng giảm dần đầu tư của nhà nước, tăng cường các nguồn vốn xã hội hóa lâm nghiệp như: Dịch vụ môi trường rừng, vốn doanh nghiệp, tái đầu tư trồng rừng  sau khai thác và kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác…

 


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập