Chính trị

ĐẢNG BỘ HUYỆN VỊ XUYÊN QUA CÁC THỜI KỲ

22/05/2015 00:00 1511 lượt xem

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VỊ XUYÊN RA ĐỜI LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TRONG HUYỆN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946 – 1954)
 Sau khi giành chính quyền trên phạm vi toàn tỉnh, ngày 25/12/1945 Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập. Ngay sau khi thành lập, Tỉnh ủy Hà Giang cử 02 Đồng chí Đảng viên xuống 02 huyện Vị Xuyên và Bắc Quang để trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác trên địa bàn huyện. Đến đầu năm 1947, tại địa bàn huyện Vị Xuyên đã kết nạp được Đảng viên mới ( Đồng chí Lện Quốc Tường).
Ngày 1/5/1947, tại vùng Quản Bạ đã kết nạp được 04 quần chúng ưu tú vào Đảng, đồng thời Đảng bộ tỉnh cũng đã quyết định thành lập chi bộ ở vùng Quản Bạ ( cùng ngày 1/5/1947). Đây là chi bộ đầu tiên của huyện Vị Xuyên, Đồng chí Lệnh Quốc Tường được chỉ định làm Bí thư Chi bộ.
Sự ra đời của Chi bộ là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển phong trào cách mạng của huyện Vị Xuyên, đó là một bước chuyển về chất.
Ngay sau khi thành lập, chi bộ Quản Bạ đã tập trung việc xây dựng, củng cố các tổ chức, mặt trận Việt Minh, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, hội nông dân cứu quốc, tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống, củng cố lực lượng dân quân du kích.
Ngày 5/10/1947, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Hà Giang quyết định thành lập xã An Cư trên địa bàn thị xã Hà Giang trực thuộc Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Vị Xuyên. Đồng thời ngày 5/10/1947, Tỉnh ủy cũng ra quyết định thành lập Chi bộ xã An Cư trực thuộc Tỉnh ủy.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương, ngày 15/8/1948, Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng bộ huyện Vị Xuyên ( gồm 16 Đảng viên). Đồng chí Triệu Quý Gia được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Sau khi thành lập, Đảng bộ đã tiến hành họp phiên đầu tiên đề ra chương trình hành động lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc ở địa phương. Đến tháng 12/1948, toàn Đảng bộ đã có 52 Đảng viên sinh hoạt ở 7 Chi bộ.
Trong 6 tháng cuối năm 1948, được sự phối hợp của Trung ương và tỉnh bạn, quân và dân Hà Giang đã mở chiến dịch đánh địch ở Lao Chải – Vị Xuyên, Yên Bình – Bắc Quang, Bản Qua – Hoàng Su Phì. Lực lượng dân quân tự vệ huyện Vị Xuyên tham gia chiến dịch  với hàng chục trận đánh lớn nhỏ, góp phần cùng với quân chủ lực của tỉnh loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí.
Trong 2 năm ( 1948 – 1949), mặc dù vừa mới được thành lập, Đảng bộ huyện Vị Xuyên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện đạt được những thành tích trên các lĩnh vực, nhất là về mặt quân sự.
 
Đ/c Triệu Quý Gia
Bí thư Huyện ủy (8-1948 đến 12 1949)
 
 
Ngày 5/7/1951, Đảng bộ huyện Vị Xuyên đã tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ nhất. Về dự Đại hội có 48 Đại biểu thay mặt cho 617 Đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên đã giành được trong những năm qua và chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục. Đồng thời Đại hội đề ra nhiệm vụ cho những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. Chấn chỉnh các tổ chức cơ sở Đảng, củng cố chính quyền từ huyện đến xã, tập trung xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích. Đại hội đã bầu ra BCH mới. Đồng chí Lê Minh được bầu làm Bí thư Huyện ủy.

 
Tháng 11/1953, Đảng bộ huyện Vị Xuyên đã tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ hai. Về dự Đại hội có 65 Đại biểu thay mặt cho gần 700 Đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã tiến hành kiểm điểm các mặt công tác, tổng kết những kinh nghiệm, tuyên truyền, vận động và lãnh đạo của Đảng bộ đối với từng vùng dân tộc, từng giới, từng ngành cụ thể, Đại hội đã thống nhất phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới. Đồng chí Quản Văn Lạc được bầu làm Bí thư Huyện ủy.

 
Đ/c Quản Văn Lạc
Bí thư Huyện ủy
1952 đến 1958 1963 đến 1964)
 
Sau Đại hội, phong trào cách mạng ở Vị Xuyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đảng bộ đã không ngừng phấn đấu khắc phục những mặt còn hạn chế, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ một cách toàn diện. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đẩu mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ trong công cuộc kháng chiến kiến quốc.
Trong chặng đường lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946 – 1954), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên vô cùng phấn khởi, tự hào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một hậu phương biên giới, bảo vệ căn cứ cách mạng, góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
 
  1. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT ( 1961 – 1965)
Sau thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên rất phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy chính quyền đoàn thể các cấp đã được tôi luyện trong cuộc kháng chiến, có uy tín lớn trong các tầng lớp nhân dân. Lực lượng vũ trang địa phương được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu.
Tuy vậy,  do các đặc điểm của một vùng núi biên giới, giao thông liên lạc chưa phát triển, nền sản xuất nhỏ, cá thể phân tán, trình độ canh tác lạc hậu, cơ sở giáo dục, y tế còn nhỏ bé, nạn đói, nạn mù chữ, các tệ nạn xã hội còn nặng nề, chính quyển cơ sở còn mỏng yếu. Uy thế của tầng lớp địa chủ, phú nông còn mạnh. Chúng cấu kết với thổ phỉ, đặc vụ chống phá cách mạng. Quần chúng nhân dân ở một số nơi trong vùng lại bị địch tuyên truyền xuyên tạc nên chưa tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Trước tình hình đó, Đảng bộ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân xác định rõ kẻ thù, tích cực tham gia sản xuất nâng cao đời sống, đồng thời Đảng bộ đã tiến hành chỉnh đồn các Chi Đảng bộ cơ sở, tổ chức cho Đảng viên học tập Nghị quyết của Trung ương. Phát động phong trào thi đua yêu nước tiếp tục trừ phỉ, phản động trên địa bàn huyện.
 
 Ngày 5/12/1955, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ III được triệu tập, 71 Đại biểu thay mặt cho gần 800 Đảng viên đã về dự. Đồng chí Quản Văn Lạc được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, từ đầu năm 1956, Đảng bộ huyện Vị Xuyên triển khai cuộc vận động “ Thành lập khu tự trị Việt Bắc”. Đây là cuộc vận động lớn, góp phần cải tạo xã hội trên tất cả cac lãnh vực. Trong dịp này, quần chúng nhân dân các dân tộc được học tập đầy đủ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các mặt.
 Ngày 18/3/1958, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ IV được triệu tập. 105 Đại biểu đại diện cho 815 Đảng viên về dự. Đại hội đã kiểm điểm gần 3 năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 3 năm ( 1958 – 1960). Đồng chí Quản Văn Lạc được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
Ngày 26/4/1960, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ V được triệu tập. Đại hội đã đề ra phương hướng lãnh đạo cho những năm tới là phát triển phong trào HTX nông nghiệp, thủ công nghiệp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất ( 1961 – 1965). Đồng chí Lục Văn Kính được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
 
 Đ/c Lục Văn Kính
Bí thư Huyên ủy
1960 đến 1961)
 
 
Ngày 11/5/1962, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ VI được triệu tập. Về dự Đại hội có 152 Đại biểu đại diện cho 860 Đảng viên. Đồng chí Viên Thế Nghiêu được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
 
 Đ/c Viên Thế Nghiêu
Bí thư Huyện ủy
(1961 đến 1963)
 
Ngày 07/10/1964, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ VII được triệu tập, gần 200 Đại biểu đại diện cho gần 918 Đảng viên về dự. Đại hội đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế thời chiến, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng hậu phương vững mạnh, chống chiến tranh phá hoại cưa mỹ, chi viện cho miền Nam. Đại hội đã bầu đồng chí Nông Văn Bút làm Bí thư Huyện ủy.
 

 
Đ/c Nông Văn Bút
Bí Thư Huyện Ủy
1964 đến 1969
 
 
Ngày 16/03/1967, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên làn thứ VIII được triệu tập. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm 25 đồng chí. Đồng chí Nông Văn Bút được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
Trong 2 năm (1965- 1966), Đảng bộ đã kết nạp được 295 Đảng viên. Đến tháng 12/1966, Đảng bộ có 1.177 Đảng viên sinh hoạt ở 10 Đảng ủy xã, 42 Chi bộ HTX, 18 Chi bộ xã, 8 Chi bộ cơ quan.
 
 
Ngày 12/08/1969, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ IX được triệu tập. Đại hội đã bầu ra 26 đồng chí vào BCH Đảng bộ. Đồng chí Nguyễn Chí Tuy được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
 
 Đ/c Nguyễn Chí Tuy
Bí thư Huyện ủy
( 1969 đến 1974 và 1984 đến 1986)
 
Ngày 09/06/1971, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ X được triệu tập. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ 28 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Chí Tuy được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
Ngày 28/04/1973, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XI được triệu tập. Đại hội đã biểu dương thành tích của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, động viên toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc hăng hái tiến quân vào mặt trận sản xuất, xây dựng lực lượng hậu phương vững mạnh, ra sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, gải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đại hội đã bầu ra 29 đồng chí vào BCH Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Chí Tuy được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
Từ ngày 9 đến 12/5/1974, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XII được triệu tập. Đại hội đã kiểm điểm nhiệm kỳ công tác khóa XI, xác định phương hướng nhiệm vụ khóa XII. Đại hội đã bầu ra 20 đồng chí vào BCH, 07 đồng chí trong BTV. Tại Đại hội này, đồng chí Nguyễn Ngọc Chung được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đến thời điểm này, toàn Đảng bộ đã có 1.375 Đảng viên sinh hoạt ở 15 Đảng bộ xã, 14 Chi bộ xã, 20 Chi bộ cơ quan.
 

 
Đ/c Nguyễn Ngọc Chung
Bí thư Huyện ủy
(1975 đến 1978)
 
  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VỊ XUYÊN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÔI PHỤC PTKT, VĂN HÓA, XÃ HỘI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM ( 1976 – 1980)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ huyện Vị Xuyên tiến hành Đại hội lần thứ XIII từ ngày 01 đến 06/11/1976. Đại hội đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 1976 – 1980) ở địa phương là: “ Tập trung mọi cố gắng để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện. Đẩy mạnh kinh tế vườn rừng, phát huy thế mạnh của các loại cây công nghiệp”. Mở rộng diện tích trồng chè, cây đậu tương, cây ăn quả, phát triển mạnh thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản ở tất cả các vùng, tạo điều kiện cho phát triển văn hóa giáo dục, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự ATXH, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đồng chí Nguyễn Ngọc Chung được Đại hội bầu lại làm Bí thư Huyện ủy.
 
 
Ngày 23/8/1979, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XIV được triệu tập. Dự Đại hội có 149 Đại biểu đại diện cho 1.768 Đảng viên. Đại hội đã kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, biểu dương những thành tích của quân và dân huyện Vị Xuyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, xác định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ XIV là ra sức phát triển toàn diện nông nghiệp, lâm nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng tích lũy cho Nhà nước phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế một cách toàn diện. Nâng cao cảnh giác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, sắn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đại hội đã bầu ra 29 đồng chí vào BCH Đảng bộ. Đồng chí Hoàng Thừa được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
 
 Đ/c Hoàng Thừa
Bí thư Huyện ủy 1978 đến 1981)
 
 
      Ngày 15/10/1982, Đại hội đại biểu huyện Vị Xuyên lần thứ XV được triệu tập. Đại hội đã đánh giá những thành tựu sản      xuất và chiến đấu của quân và dân huyện Vị Xuyên trong 3 năm (1979 – 1981), đề ra phương hướng lãnh đạo trong những năm tiếp theo (1982 – 1985), động viên toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác, đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại của địch, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm (1981 – 1985) do Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ V đề ra. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khóa XV gồm 27 đồng chí, Ban thường vụ 9 đồng chí, Đồng chí Hoàng Vương được bầu làm Bí thư huyện ủy. 
 

 
Đ/c Hoàng Văn Vương
Bí thư Huyện ủy
(1981 đến 1983)
 
Từ ngày 16 đến ngày 18/9/1986, Đại hội đại biểu huyện Vị Xuyên lần thứ XVI được triệu tập, có 218 đồng chí đại biểu  dự Đại hội. Trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, nhìn thẳng vào sự thật. Đại hội đã phân tích, đánh giá toàn diện, sâu sắc những thành công, yếu kém trên mọi lĩnh vực ở địa phương trong những năm qua. Đại hội nhất trí và quyết tâm thực hiện đường lối của Đảng là xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; từng bước bố trí lại cơ cấu kinh tế và điều chỉnh đầu tư theo hướng tập chung cho 3 chương trình kinh tế lớn; sắp xếp lại tổ chức cán bộ. Đại hội đã bầu ra 41 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ. Đồng chí Nguyễn Chí Tuy được bầu làm Bí thư huyện ủy.

   IV. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (1986 – 2008).

Từ ngày 6 đến ngày 8/01/1989, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XVII được triệu tập. Đại hội đã xác định cơ cấu kinh tế trong những năm trước mắt đó là: Tiếp tục thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn, tập trung chủ yếu vào sản xuất lương thực, thực phẩm, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đại hội đã bầu ra 47 đồng chí vào Ban chấp hành, 9 đồng chí vào Ban thường vu. Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến được bầu làm bí thư huyện ủy.
 
Đ/c Nguyễn Xuân Tiến
Bí thư Huyện ủy
(1987 đến 1989)
 
 Ngày 15/12/1991, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII được triệu tập. Đại hội đánh giá sâu sắc tinh hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, xâu dựng nhiều phương châm, biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đại hội đã bàu ra 33 đồng chí vào Ban chấp hành, 11 đồng chí vào Ban thường vụ. Đồng chí Nguyễn Xuân Chài được bầu làm Bí thư huyện ủy.
 
 Ngày 14/4/1996, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XIX được triệu tập. Có 211 đại biểu đại diện cho 2.000 đảng viên về dự. Đại hội bầu ra 35 đồng chí vào Ban chấp hành, 9 đồng chí vào Ban thường vụ. Đồng chí Nguyễn Xuân Chài được bầu làm Bí thư huyện ủy.
 
  Đ/c Nguyễn Xuân Chài
Bí thư Huyện ủy 
(1991 đến 1998)

 
Từ ngày 30/9 đến ngày 2/10/2000, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XX được triệu tập. Có 142 đại biểu đại diện cho 2.600 đảng viên trong toàn huyện về dự. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Huyện ủy gồm 33 đồng chí. Đồng chí Trịnh Duy Quyền được bầu làm Bí thư huyện ủy.
 
   
Đ/c Trịnh Duy Quyền
Bí thư Huyện ủy
(1999 đến 2003)

 
Ngày 9/4/2003, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Đàm Văn Bông giữ chức Bí thư huyện ủy thay đồng chí Trịnh Duy Quyền chuyển công tác khác.
Từ ngày 25 đến ngày 26/10/2005, Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Vị Xuyên được triệu tập, có 168 đại biểu đại diện cho hơn 4.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ về dự. Đại hội tập trung đánh giá những thành tựu đạt được trong 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, tháng 12/1986. Đại hội đã bầu ra 39 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ. Đồng chí Đàm Văn Bông được bầu làm Bí thư huyện ủy.
    Thực hiện Nghị định 64 CP ngày 23/6/2006 của chính phủ về phân giới địa giới hành chính và sự chỉ đạo của Tỉnh, Huyện Vị Xuyên đã tiếp nhận 3 đơn vị hành chính và bàn giao 2 đơn vị xã cho thị xã Hà Giang.
    Tháng 8/2007, đồng chí Đàm Văn Bông, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên nhận công tác khác. Tháng 8/2007, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện bất thường, đồng chí Nguyễn  Tiến Lợi – Phó bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện được bầu làm Bí thư huyện ủy.
 
Đ/c Đàm Văn Bông
Bí thư Huyện ủy
(2003 đến 2007)
 
 
 
    Đại hội đại biểu huyện Vị Xuyên lần thứ XXII được tiến hành từ ngày 27 đến ngày 29/6/2010. Có 263 đại biểu thay mặt cho 5.823 đảng viên về dự. Đồng chí Nguyên Tiến Lợi được bầu làm Bí thư huyện ủy.
 
Đ/c Nguyễn Tiến Lợi
Bí thư Huyện ủy
(2007 đến 2013)

 
 Tháng 8/2013, đồng chí Vi Hữu Cầu, Bí thư huyện ủy Bắc Mê được điều động về thay đồng chí Nguyễn Tiến Lợi chuyễn công tác khác.
 
  Đ/c Vi Hữu Cầu 
Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên
 
 
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần XXII, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đã có sự đổi mới. Chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm và quyết liệt hơn.
     Năm 2014, sản xuất nông lâm nghiệp có những bước đột phá, giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp đạt 52 triệu đồng. Bình quân lương thực đầu người đạt 511,7 kg; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11 triệu lên 17,65 triệu đồng. Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 19,74%. Diện tích, sản lượng chè, cao su, đậu tương, lạc đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết; thực hiện Đề án giống cam sành địa phương; diện tích cây ăn quả là 1.000 ha, sản lượng đạt 2.641 tấn; diện tích cây Thảo quả tăng từ 1.200 ha lên 2.966,6 ha, giá trị đạt gần 49 tỷ đồng; Chăn nuôi phát triển mạnh, tiếp tục khẳng định, tiềm năng, thế mạnh của huyện. Tổng đàn trâu, bò 36.377 con, đàn lợn 70.789 con, tổng đàn gia cầm 620.408 con; Toàn huyện trồng mới được 462,1 ha diện tích cỏ, toàn huyện có 889 ha cỏ.
   Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai khoáng có bước phát triển mạnh. Thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, các chợ nông thôn, chợ biên giới được mở rộng và hoạt động sôi động, hàng hóa phong phú, giá trị thương mại – dịch vụ tăng trưởng mạnh. Tăng cường công tác phân cấp và giao quyền tự chủ quản lý ngân sách cho các đơn vị. Thu thuế và phí đạt 121,7 tỷ ( tăng 81,7 tỷ đồng so với năm 2010). Hoạt động tín dụng – ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, công tác quản lý nhà nước về môi trường, khoáng sản được chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
    Văn hóa – xã hội có những bước chuyển biến mới; công tác giáo dục, đào tạo phát triển nhanh và mang tính toàn diện hơn. Tỷ lệ trẻ từ 0 – 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 38.3%; tỷ lệ trẻ 3 – 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 95,7%; tỷ lệ trẻ từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 99%. 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được duy trì và nâng cao chất lượng; lang văn hóa đạt 65 %, gia đình văn hóa đạt 69%, cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 78%.
    Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, củng cố; trung bình có 6,8 bác sĩ, dược sĩ và 21,1 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 19,3 %; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,46%. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và dạy nghề cho người lao động.
     Quốc phòng – an ninh được đảm bảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp, phòng chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong cán bộ, đảng viên. Hàng năm có gần 98% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 94,4 % đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên; kết nạp 246 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong Đảng bộ lên 6.761 đồng chí. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm.
    Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng. Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần giữ vững an ninh – chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
    Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03 – CT/TW Bộ chính trị đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực; tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, khối địa đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc ./.
 

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập