Nông nghiệp

Tọa đàm giải pháp phát triển bền vững cây Dược liệu tại Hà Giang

21/12/2023 07:58 83 lượt xem

           Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Ngày 20/12, tại huyện Vị Xuyên, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang tổ chức Tọa đàm Khuyến nông với chủ đề “Giải pháp phát triển bền vững cây Dược liệu ” năm 2023. Dự có Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Viện Dược liệu; lãnh đạo huyện Vị Xuyên; Cán bộ Trạm Khuyến nông các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê và thành phố Hà Giang.

Tọa đàm giải pháp phát triển bền vững cây Dược liệu tại Hà Giang
Toàn cảnh buổi Tọa đàm

             Hà Giang là vùng đất có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng cũng như khí hậu rất phù hợp với phát triển các loại cây dược liệu. Theo báo cáo, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loại cây Dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Thảo quả; Hương thảo; Giảo Cổ Lam…có 97 loài cây nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia, 51 loài cây nằm trong Sách đỏ của Việt Nam. Tổng diện tích trồng Dược liệu là 10.722ha. Với sự hỗ trợ của các ngành và sự nỗ lực của tỉnh, trong những năm qua công tác bảo tồn và phát triển cây Dược liệu của tỉnh luôn được chú trọng, nhiều dự án, mô hình trồng và phát triển thử nghiệm đối với một số cây Dược liệu có giá trị cao đã được triển khai thực hiện. Riêng với huyện Vị Xuyên, tổng diện tích trồng cây Dược liệu trên địa bàn là trên 5.870,41ha gồm các loài cây đó là: Thảo quả; quế; cây Sa nhân tím; Khôi nhung; Cỏ ngọt… trong năm 2023 đã trồng mới được 324,63ha.

           Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ một số nội dung đó là: về chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; các tiến bộ kỹ thuật mới về các giống cây dược liệu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại Hà Giang. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây dược liệu; Các nghiên cứu khoa học, công tác sản xuất giống; Vấn đề hợp tác, liên kết, tiêu thụ sản phẩm…

Các đại biểu tham quan tại Công ty Cổ phần khoa học và Công nghệ HAMINT - Tổ 17, thị trấn Vị Xuyên.

        Thông qua tọa đàm và tham quan trực tiếp giúp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến, hộ nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu. Đánh giá thực trạng, khó khăn, thuận lợi trong phát triển cây dược liệu tại Hà Giang. Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây dược liệu. Cùng với đó, giải quyết những vấn đề cấp bách trong quy hoạch thành vùng trồng dược liệu, nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ đó, quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nâng cao nhận thức của người trồng dược liệu theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến chế biến thành các sản phẩm dược liệu. 

Nguyễn Mai

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập